Cách Giảm Đau Lưng Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
Phổ biến nhất trong các bệnh về xương khớp. Xếp thứ 2 sau bệnh cúm. Đau lưng tuy không phải là bệnh lý gây nguy hiểm nhưng để chữa trị dứt điểm phải mất nhiều thời gian. Bởi nó dễ tái phát, dai dẳng, mọi đối tượng, độ tuổi, ngành nghề đều có thể mắc bệnh Đau Lưng.
Nguyên Nhân Gây Đau Lưng
Theo Y Học Cổ Truyền, Đau Lưng do lao động quá sức, vận động sai tư thế. Khí trệ huyết ứ gây đau hoặc tổn thương cân cơ, xương khớp. Hoặc do phong hàn thấp xâm nhập hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí. Do can thận suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, căng cơ lâu ngày gây đau, co cứng cơ…
Theo Tây Y, có 10 nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau lưng. Cụ thể:
- Đau lưng do mang vác nặng gây chấn thương hoặc bong gân, giãn dây chằng.
- Đau lưng do thoát vị đĩa đệm: là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Người bệnh xuất hiện cơn đau lưng sau khi xảy ra sau các sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách.
- Đau lưng do gãy xương: biểu hiện đau buốt. Những bệnh nhân bị gãy xương ở cột sống thường bị đau lưng mạn tính ngay cả sau khi phẫu thuật hoặc điều trị xong.
- Đau lưng do viêm xương khớp: Dịch khớp đông lại nhất là vào mùa lạnh làm chứng đau khớp, viêm khớp tăng lên.
- Đau lưng do mang thai: Do áp lực quá mức trên cột sống, phụ nữ mang thai đặc biệt là ở giai đoạn cuối của thai kỳ thường bị đau lưng.
- Đau lưng do Hội chứng đau cơ xơ hoá: Là tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các phần mềm của cơ thể. Đau cơ xơ hoá thường kèm theo tinh thần mệt mỏi, mất ngủ. Hội chứng này hay gặp ở những người mắc các bệnh viêm khớp mạn tính.
- Đau lưng do Béo phì: Cân nặng của cơ thể tạo ra một áp lực lên cột sống, gây đau lưng.
- Đau lưng do stress: Khi lo lắng và căng thẳng quá mức, các dây thần kinh bên trong cột sống không được cung cấp đủ lượng oxy, khiến người bệnh bị đau lưng.
- Đau lưng do ngủ không đúng tư thế: Ngủ nằm úp bụng hay khi ngủ đầu không thẳng với cổ, làm cho cột sống phải chịu thêm áp lực.
- Đau lưng do ngồi quá nhiều: Ít vận động, tư thế không đúng (cúi liên tục, vẹo lưng, gập lưng…). Hậu quả là các bắp thịt ở vùng lưng bị căng cứng, vặn vẹo, máu huyết lưu thông kém… dẫn đến đau nhức.
Ngoài ra các bệnh nhiễm trùng đường ruột, thận, niệu quản, bàng quang. Người bệnh cũng cảm thấy đau lưng cấp hoặc mạn tính.
Cách Giảm Đau Lưng Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
Khi bị đau lưng, người bệnh có thể sử dụng các cách sau đây để giảm đau ngay tại nhà.
1.Chườm lạnh
Bọc vài viên đá lạnh vào khăn mỏng, sau đó chườm lên vùng đau nhức. Chườm khoảng 20 phút sẽ thấy cơn đau thuyên giảm.
2. Kéo giãn lưng
Dùng một chiếc khăn tắm, cuộn tròn theo chiều ngang thành khối trụ dài, sau đó nằm xuống và kê dưới thắt lưng. Lúc này, bệnh nhân sẽ thấy lưng được kéo giãn, cảm giác đau mỏi sẽ tan biến dần dần.
3.Chỗ ngủ
Nên sử dụng đệm vừa phải, không quá mềm, gối vừa đủ kê đầu. Khi ngủ, nên đặt một chiếc gối dưới chân để thư giãn cơ. Không nằm sấp.
4. Tập thể dục
hãy dành thời gian đi bộ, bơi, tập yoga hoặc các bài tập ngay tại chỗ… để tăng sự dẻo dai và giảm đau cột sống.
5. Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Hãy ăn nhiều hoa quả, rau củ tươi cùng các thực phẩm thanh đạm, nhiều dưỡng chất và vitamin… Hạn chế thịt đỏ, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Không uống bia rượu, chất kích thích. Không hút thuốc.
6. Sử dụng một số bài thuốc giảm đau lưng từ thảo dược quanh nhà
- Cây Đinh Lăng
Theo Đông Y, rễ đinh lăng tính mát, vị ngọt, giúp lưu thông khí huyết, giải độc và chữa đau lưng nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nên chọn cây đinh lăng lá nhỏ để sử dụng sẽ tốt hơn. Dùng 10g rễ đinh lăng đã phơi khô, sau đó sắc với khoảng 1 lít nước. Chia bài thuốc làm 3 phần và uống trong ngày.
- Cây Đu đủ
Theo Y Học Cổ Truyền, đu đủ tính bình, vị ngọt, chứa hoạt chất papain giúp đả thông kinh mạch, khai thông bế tắc, tiêu hóa đạm và tiêu viêm. Rất thích hợp với người bị gai cột sống, đau mỏi xương khớp. Hơ quả đu đủ xanh trên lửa cho nóng rồi bọc vào một chiếc khăn mỏng, đem chườm lên vùng lưng bị đau. Chăm chỉ thực hiện 3 lần/tuần, người bệnh sẽ thấy lưng nhẹ dần, cảm giác đau giảm hẳn.
- Cây lược vàng
Theo Đông Y, cây lược vàng có tính mát, không độc, giúp chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau rất tốt.Ép lá lược vàng lấy nước cốt, sau đó trộn với dầu oliu, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Dùng phần nước này xoa bóp vùng lưng bị đau, cơn đau sẽ biến mất sau vài phút thực hiện.
- Quả mướp
Theo Y Học Cổ Truyền, hạt mướp giúp giảm đau, tê mỏi xương khớp. Xơ mướp, rễ mướp lại có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết rất tốt. Dùng khoảng 15-20 hạt mướp già, sao vàng rồi sắc lấy nước uống hàng ngày.
Giảm Đau Lưng Hiệu Quả Bằng Dầu Khớp Bảy Vĩnh
Cô Huỳnh Thanh Tây tên thường gọi là Dì Ba, 61 tuổi. Cư ngụ khu phố Bình Đường 3, phường An Bình (Dĩ An, Bình Dương). Dì Ba bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ dẫn đến việc bị đau cổ, vai gáy và sống lưng dù đã điều trị và dùng thuốc tây. Cơn đau xuất hiện thường xuyên làm ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của dì Ba.
Việc thoa Dầu khớp Bảy Vĩnh có giúp dì Ba giảm đau lưng? Mời quý vị xem qua clip
Chị Hường 43 tuổi, chủ quán Phở tại Ngã Ba Ông Xã, phường Dĩ An (Bình Dương)
Mỗi sáng chị phải dậy sớm để rửa rau và chuẩn bị nguyên liệu sơ chế. Công việc lặp đi lặp lại trong nhiều ngày khiến tình trạng đau nhức thêm trầm trọng. Chị có đến khám tại bệnh viện và dùng dầu nóng xoa vào chỗ nhức nhưng Dầu quá nóng khiến da bị rát, nổi bỏng đỏ. Nay chị dùng thêm Dầu Khớp Bảy Vĩnh với cảm nhận ban đầu thế nào? Mời quý vị xem Clip.
Cũng ở tại phường An Bình, Chị Dương Hồng Thắm, 44 tuổi, bị đau đốt sống cổ và bàn tay phải ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Trước đó chị Thắm dùng thuốc tây và vật lý trị liệu để giảm đau nhức. Giờ chị sử dụng Dầu khớp Bảy Vĩnh.
Ông Điệp, 71 tuổi hiện ngụ tại khu phố Đông Tân (Dĩ An, Bình Dương). Ông bị thoái hoá đốt sống lưng, dù đã điều trị và dùng thuốc tây nhưng vẫn bị đau làm ông mất ăn mất ngủ. Người bị suy nhược. Nay được biết công dụng giảm đau cơ xương khớp của Dầu Khớp Bảy Vĩnh, ông quyết định dùng.
Cô Hai, 57 tuổi ngụ tại khu phố Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp (Dĩ An, Bình Dương). Một lần bị đau lưng cô đi khám, bác sĩ kết luận bị vẹo cột sống và thoái hoá khớp gối. Mặc dù đã điều trị nhưng vì tính hay làm, không kiêng việc nặng. Nên Cô Hai bị tái đi tái lại cơn đau lưng và đau khớp gối.
Anh Phan Quốc Nam ngụ tại xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương bị bong gân do trượt té. Anh đã dùng Dầu Khớp gia truyền Bảy Vĩnh xoa liên tục vào chỗ bong gân trong vòng 5h đồng hồ. Kết quả thế nào, chúng ta cùng xem Clip.
Cô Võ Thị Như Quỳnh – nguyên phó hiệu trưởng Trường Trung cấp Mỹ Thuật Văn Hóa Bình Dương. Nhiều năm nay cô bị thoái hóa đốt sống cổ và lưng. Cô đã tham gia điều trị bằng phương pháp Đông Y và Tây Y.
Dịp tình cờ đến Thành phố Dĩ An công tác, cô Quỳnh đã dùng thử Dầu Khớp Bảy Vĩnh. Và đây là kết quả
Chị Thanh Hương ngụ tại phường 9, quận Tân Bình, Tp.HCM biết đến Dầu Khớp Bảy Vĩnh qua trang fanpage “Gia Truyền Bảy Vĩnh”. Chị Hương bị thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến đau vai, đau lưng. Các ngón tay của chị còn bị đơ cứng mỗi sáng thức dậy. Sau 2 ngày dùng Dầu Khớp, chị quyết định mua thêm Dầu để gửi về quê biếu Bố Mẹ.
Cô Sáu, 62 tuổi, ngụ tại phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương). Một lần bị trượt ngã, cô Sáu đến bệnh viện chụp hình kiểm tra, phát hiện bị thoái hoá khớp gối, gai đốt sống lưng (L3, L4, L5). Cô dùng thuốc tây, tập thể dục đều đặn nhưng vẫn khó khăn trong đi lại và thường đau nhức. Nay được biết đến Dầu Khớp Bảy Vĩnh, cô quyết định dùng.
Chị Thảo, 34 tuổi, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh
Công việc thường ngày là bán hàng tạp hóa. Một mình chị thường tự bưng bê sắp xếp hàng hóa, giao hàng. Dù còn trẻ nhưng do tính chất công việc nặng lặp đi lặp lại nên chị bị viêm dây thần kinh tọa gần một năm nay. Từ đó ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của chị. Nay vô tình biết đến Dầu Khớp Bảy Vĩnh, có thể giảm đau nhanh, lại an toàn khi dùng lâu dài do thành phần 100% thảo dược tự nhiên. Chị Thảo đã dùng ngay và đây là cảm nhận của chị qua Clip.
Chị Nguyễn Võ Tuyết Hương, 45 tuổi ngụ tại khu phố 7, P. Linh Đông, Thủ Đức, Tp.HCM. Bị đau thần kinh tọa đã nhiều năm nay. Chị làm tạp vụ tại một nhà hàng lớn ở Thủ Đức. Mấy ngày nay, do công việc tăng ca nhiều, cơn đau thần kinh tọa khởi phát khiến chị phải nghỉ việc ở nhà để dưỡng bệnh. Chị đã thoa Dầu khớp Bảy Vĩnh vào vùng lưng bị đau và kèm nhận xét sau.
Chị Giang, 45 tuổi quê ở Tiền Giang, hiện sinh sống và làm việc tại quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh. Một lần do xe bị hết xăng, chị phải đẩy bộ. Đường xa, xe nặng, sức khỏe vốn không được tốt do trước đó chị tập thể dục quá sức nên đã chị bị đau vùng lưng. Vô tình được bạn giới thiệu Dầu Khớp Bảy Vĩnh, chị quyết định dùng để điều trị chỗ đau.
Do tính chất công việc là công nhân may, nên chị Xuân 49 tuổi, thường ngồi trên máy may 10h/ngày. Thời gian gần đây, chị thấy sức khỏe giảm sút, xuất hiện các triệu chứng đau nhức lưng, vai ngày một nhiều hơn. Dầu khớp Bảy Vĩnh đã cùng chị giảm đau nhanh vùng lưng.
Ông Định – 70 tuổi quê miền Bắc, những ngày qua ông mắc chứng đau ở lưng. việc sử dụng Dầu Khớp Bảy Vĩnh có giúp xoa dịu cơn đau cho ông hay không?
Cô Kim Liên, 59 tuổi, làm việc tại phường Tân Bình (Dĩ An, Bình Dương)
Một lần do vận động mạnh cô bị trật khớp háng và khớp lưng. Sau khi đến bác sỹ và chỉnh khớp lại đúng vị trí, cô vẫn gặp khó khăn khi đứng lên ngồi xuống, cứ mỗi lần đứng lên là đau điếng người. Dầu Khớp Bảy Vĩnh đã hỗ trợ giảm đau cho cô Kim Liên ở vùng lưng
Anh Trần Dương Phong, 31 tuổi, thường trú tại Bà Rịa Vũng Tàu.
Làm nghề tài xế xe du lịch, anh Phong phải lái xe cả ngày, trên hành trình dài.Việc ngồi lâu ôm vô lăng khiến anh bị đau nhức lưng. Để giảm đau nhanh, anh Phong đã dùng Dầu Khớp Bảy Vĩnh.
Dầu khớp Bảy Vĩnh cũng đã hỗ trợ giảm đau vùng lưng do bị thoái hóa đốt sống cho chị Phượng – 47 tuổi, quê An Giang.
Hiện cả nhà chị làm nghề nuôi cá bè tại Hồ Cá Tân Bình (Dĩ An – Bình Dương)
Hiện Dầu Khớp Bảy Vĩnh có 2 loại Nóng Đậm và Nóng Nhẹ. Đối với bà bầu và mẹ cho con bú hoặc người có cơ địa không chịu được nóng – bị đau lưng. Thì nên sử dụng Dầu Khớp loại Nóng Nhẹ. Chi tiết về thành phần, công dụng đặc biệt của Dầu Khớp này.
Mời quý vị tham khảo qua bài viết “Ưu Điểm Vượt Trội Của Dầu Khớp Bảy Vĩnh Loại Nóng Nhẹ”
Ưu Điểm Vượt Trội Của Dầu Khớp Bảy Vĩnh Loại Nóng Nhẹ | Bài 6
Cách Phòng Bệnh Đau Lưng
- Nên duy trì cân nặng hợp lý. Ngồi đúng tư thế. Không nên ngồi quá lâu ở cùng một vị trí. Nên đứng dậy, đi lại và vận động các cơ để thư giãn (làm động tác vươn vai). Đi giày thấp, ngồi thẳng lưng khi làm việc…
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nên thực hiện từ từ. Hạn chế tối đa cúi gập lưng để nâng hoặc nhấc, đỡ vật nặng. Luyện tập thể thao đều đặn và phù hợp để có cơ bụng và cơ lưng khỏe mạnh.
Lưu ý trước khi vận động mạnh hay luyện tập thể thao là làm động tác khởi động nhẹ nhàng. Kết hợp thoa Dầu Khớp Bảy Vĩnh mỗi ngày giúp phòng đau nhức và bổ sung Canxi giúp hệ cơ xương cứng cáp.
Khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện sau người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế khám và chẩn đoán tình trạng bệnh của mình:
- Đau lưng âm ỉ nhiều ngày không khỏi. Cơn đau lan xuống chân. Người bệnh không thể đứng thẳng được, nếu cố gắng đứng thì sẽ rất đau.
- Nếu đau lưng phía trên thì cảm thấy tức ngực, khó thở, sốt nhẹ. Đau nhức lưng phía dưới thì ngủ không ngon còn có hiện tượng bị dãn dây chằng…
Trên đây là một số cách chữa đau lưng hiệu quả tại nhà, được nhiều người áp dụng và có kết quả tốt. Nếu cơn đau trở nặng hơn, hãy đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.\
Cách Giảm Đau Lưng Hiệu Quả Ngay Tại Nhà!