Cách Giảm Đau Nhức Khi Tập Thể Dục Thể Thao
Tập thể dục hay chơi thể thao là một trong những cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tốt. Tuy nhiên sau khi tập hoặc vận động quá mức có thể khiến cơ thể bị đau nhức. Có thể do căng cơ, chấn thương trong quá trình tập luyện… gây khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt.
Các Chứng Đau Nhức Thường Gặp Khi Tập Thể Dục Thể Thao
1. Đau Đầu
Thường gặp khi tập thể hình (gym). Có người than phiền rằng họ bị đau khắp vùng đầu nửa trên. Bị đau nhói từ đoạn sau gáy chạy lên thẳng đỉnh đầu, đau nửa đầu bên trái.
Nguyên nhân là do: tăng lượng máu và ứ trệ máu ở não. tăng CO2 trong máu, tăng acid lactic trong máu. Căng cơ ở vùng đầu mặt nhiều, mạch tăng quá nhanh…Nguyên nhân trực tiếp do vận động quá sức. Cơn đau đầu chỉ kéo dài trong 5 phút đến tối đa là 2 ngày.
Tuy nhiên nếu người tập bị đau đầu kéo dài, mắt giảm thị lực. Người hay chóng mặt, lơ mơ, mất ý thức, cổ cứng… Đây là biểu hiện của Đau đầu thứ phát cần được khám và chữa trị khẩn cấp tại cơ sở y tế.
Đối với cơn đau đầu do tập luyện gắng sức như: tập tạ nặng, hít xà, nâng đẩy… Người tập nên trao đổi cùng huấn luyện viên để hướng dẫn các bước tập phù hợp với sức khỏe và thể trạng. Luôn uống đủ nước khi tập luyện, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất.
Không giữ hơi khi tập: co cơ thì thở ra, giãn cơ thì hít vào. Nên tập các bài tập có tác dụng tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Không lao vào tập gắng sức liên miên mà nên đan xen các khoảng nghỉ.
Nguyên tắc là chỉ tập hiệp tiếp theo khi nhịp tim, hơi thở và huyết áp đã trở lại ổn định. Tập luyện ở những nơi thoáng khí, cố gắng ra ngoài hít thở thật nhiều oxy nếu bạn đang phải tập ở nơi thiếu oxy.
Nếu ngày hôm đó tập luyện mà người tập bị cơn đau đầu do gắng sức hãy dừng việc tập luyện ngay lập tức và nghỉ ngơi trong ít nhất 1 tuần. Việc vội vàng lao vào tập luyện có thể làm các cơn đau đầu trầm trọng thêm. Nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu đau ngày một tăng dần.
2. Đau bụng
Ngoài đau đầu, trong tập thể dục thể thao. Người tập cũng gặp trường hợp bị đau bụng. Có các nguyên nhân phổ biến sau
- Do ăn nhiều thức ăn trước khi tập thể dục.
- Do không đủ ấm cơ thể trước khi tập thể dục
- Xuất phát từ đau cột sống ngực
- Căng cơ bụng
- Thoát vị thành bụng
- Do chảy máu trong ổ bụng
- Do bệnh loét dạ dày
Để phòng tránh cơn đau bụng khi tập thể dục. Người tập chỉ ăn nhẹ các thức ăn dễ tiêu và trước tối thiểu 1 giờ khi bắt đầu tập thể dục. Phải dành thời gian khởi động những nhóm cơ trước mỗi lần tập luyện. Điều này giúp đảm bảo tất cả các cơ đều nhận được lưu lượng máu đủ và đủ ấm để ngăn ngừa thương tích. Chạy bộ tại chỗ hoặc làm các động tác khởi động ít nhất 5-10 phút trước khi tập luyện. Và có thể nghỉ ngơi một vài ngày tập luyện để cơ bụng tự hồi phục.
Lưu ý đối với những cơn đau bụng dữ dội kèm chảy mồ hôi hột, người tái nhợt, xanh xao. Nên đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Vì có thể cơ thể mắc các bệnh lý nghiêm trọng.
3. Đau Cơ
Đau cơ là hiện tượng phổ biến ở những người tham gia tập luyện thể dục thể thao. Tình trạng này thường gặp ở những người mới tập. Hoặc tập luyện trở lại sau thời gian nghỉ tập. Tập những bài tập mới, hình thức tập chưa quen, tập cường độ lớn.
Nguyên nhân: có thể do chấn thương cơ. Trường hợp này thường chỉ đau một cơ hoặc một nhóm cơ. Cơ có hiện tượng căng, co rút, thậm chí đứt rách nếu có bầm tím lan rộng sau một vài ngày; Hoặc đau cơ do ứ đọng acid lactic trong cơ, thường xảy ra sau tập vài giờ đến 1-2 ngày. Có thể đau cơ bắp toàn thân hoặc đau các cơ tham gia nhiều vào vận động. Người tập nên nghỉ ngơi ít ngày, lượng acid lactic ứ đọng trong cơ được chuyển hóa hết, sẽ hết đau.
Tuy nhiên, nếu sau 1-2 ngày nghỉ ngơi, hiện tượng đau cơ không mất đi hoặc không giảm nhẹ. Người tập bị sưng nóng nhẹ ở cơ, có thể họ bị tổn thương sợi cơ do tập luyện quá sức. Lúc này nên đi khám sức khỏe để có chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa,
Lời khuyên: để giảm các cơn đau cơ, cần dừng tập ngay. Cũng dừng tập nếu đau cơ không do chấn thương nhưng không giảm sau 1-2 ngày. Cần khám để được tư vấn và điều trị thích hợp. Nếu đau cơ do ứ đọng acid lactic ngoài việc nghỉ ngơi thích hợp có thể massage nhẹ nhàng. Kết hợp ngâm nước ấm/lạnh xen kẽ giúp tăng cường lưu thông máu, tăng nhanh chuyển hóa lactate. Trường hợp đau nhiều, cần dùng thêm một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
4. Đau Do Chấn Thương
Trường hợp tập luyện không đúng cách, người tập có thể gặp chấn thương ở các môn thể thao từ cá nhân như xà, tạ, chạy bộ, yoga… đến các môn đối kháng như cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng đá….
Nguyên nhân: là do người tập không khởi động kỹ, tập luyện không phù hợp với thể trạng và sức khỏe của bản thân. Mới tập với cường độ cao, thời gian dài, bài tập nặng so với sức…
Với các môn thể thao đối kháng như tennis, cầu lông, đá bóng, bóng rổ… đòi hỏi vận động mạnh. Những động tác như đang chạy dừng đột ngột. Rướn người, va chạm với đối thủ…Đều có thể dẫn đến chấn thương phần mềm, căng cơ, giãn dây chằng quanh khớp, trật khớp. Trường hợp nặng, người tập có thể bị đứt gân, đứt dây chằng quanh khớp, rách khối cơ chóp xoay hoặc gãy xương.
Để phòng tránh các chấn thương khi chơi thể thao. Người tập cần hiểu rõ sức khỏe, cơ địa và thể trạng chịu đựng của bản thân. Từ đó lựa chọn môn thể thao phù hợp. Nếu người chơi thể thao mắc một số bệnh như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, gút…. rất dễ gặp chấn thương. Vì người loãng xương khi tập vận động không phù hợp dễ bị gãy xương. Người mắc bệnh khớp khi gặp chấn thương có thể khiến khớp bị biến dạng. Người bị gút lâu năm, axit uric lắng đọng ở cơ làm giảm sợi collagen dễ bị tai nạn khi tập….Vì vậy người tập cần tham vấn ý kiến bác sĩ khi tập thể dục hay chơi thể thao.
Dầu Khớp Bảy Vĩnh Giảm Đau Nhanh Cho Người Chơi Thể Thao
Em Huỳnh Kim Bửu, 14 tuổi ngụ phường An Bình (Thành phố Dĩ An, Bình Dương) yêu thích môn cầu lông và bóng rổ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, em thường hay bị đau cổ tay. Dầu khớp Bảy Vĩnh có giúp em giảm đau nhanh để tiếp tục tập luyện? Câu trả lời qua clip sau
Chú Mạnh 53 tuổi, tạm trú phường Tân Đông Hiệp (Thành phố Dĩ An, Bình Dương) rất thích đánh cầu lông. Tay phải cầm vợt vận động nhiều nên bị đau. Tình cờ biết đến Dầu Khớp Bảy Vĩnh – thành phần từ thảo dược an toàn cho sức khỏe. Chú đã dùng ngay.
Cô Út Hồng, 60 tuổi ngụ tại Thành phố Dĩ An, Bình Dương. Để có sức khỏe dẻo dai, hàng ngày cô tập dưỡng sinh. Mới đây cô bị đau khớp gối nên việc tập luyện bị gián đoạn. Nay cô Út Hồng quyết định sử dụng Dầu Khớp Bảy Vĩnh để giảm cơn đau.
Ngồi thiền mỗi ngày là cách mà Chị Kim Nguyễn, nhà ở phường An Bình (Thành phố Dĩ An, Bình Dương) luyện tập hơi thở tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trong 1 lần do ngồi sai tư thế khiếp khớp gối của chị bị đau. Cơn đau dai dẳng kéo dài hơn 1 tháng trời. Việc thoa Dầu Khớp Bảy Vĩnh, chị có giúp giảm đau khớp gối hay không?
Minh Khôi, 37 tuổi, làm việc tại Khu Công Nghiệp VSip Thuận An. Sau một ngày làm việc tại công ty, tối đến bạn tranh thủ đến phòng tập gym.
Là người đam mê thể dục thể thao, Khôi cho biết: bạn hay tập các bài tập nặng với cử tạ. Có nhiều lúc bị đau vai gáy do nâng tạ khiến bạn phải nghỉ tập vào ngày. Từ khi có Dầu Khớp Bảy Vĩnh, việc tập gym không còn bị gián đoạn bởi cơn đau nhức. Khôi chia sẻ:
Để phát huy hiệu quả của Dầu Khớp Bảy Vĩnh, người tập thể dục thể thao cần thoa đẫm vào chỗ đau. Lăn con lăn, không dùng tay xoa dầu. Thoa bất cứ lúc nào thấy đau. Lúc mới sử dụng thì có thể sử dụng nhiều, thoa liên tục, nhưng sau đó giảm dần số lần vì cơn đau đã giảm và ít đau hơn
Để tăng cường sức khỏe cũng như tăng cường chức năng hoạt động của Tạng Phủ thì thoa một ngày 3 lần. Vào vùng hay đánh gió từ cổ xuống thắt lưng, vùng đỉnh đầu (Huyệt Bách Hội). Vùng rốn (Huyệt Thần Khuyết) và bụng dưới, lưng dưới thắt lưng. Cứ một lần thoa thì xem như uống một viên thuốc bổ.
Để hiểu thêm về các huyệt đạo tốt cho sức khỏe, mời quý vị theo dõi qua bài viết sau:
Top 10 Siêu Huyệt Giúp Phòng Bách Bệnh
Lời Kết
Để phòng đau nhức, hạn chế chấn thương khi tập thể dục hay chơi thể thao. Người tập cần khởi động kỹ trước khi tập, nhất là những bộ phận chịu tác động lực khi tập. Tập với cường độ từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó tùy theo ngưỡng chịu đựng của mỗi người.
Nên tập luyện phù hợp với năng lực vận động, đúng kỹ thuật, khởi động kỹ, thả lỏng – giãn cơ sau tập. Đảm bảo thời gian nghỉ đủ, bổ sung nước uống và dinh dưỡng thích hợp sẽ phòng tránh được đau cơ do tập luyện.
Lưu ý: nhiều người tập gặp chấn thương thể thao nhưng không biết. Đến khi bệnh tình trở nặng thì tự mua thuốc uống. Có người tìm đến các biện pháp massage, châm cứu, nắn, kéo, giật làm tổn thương cơ xương khớp… Khiến bệnh càng nặng thêm, gây ra những hậu quả khó lường. Do đó cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, tránh thương tật khi tập luyện thể dục thể thao. Mọi người nên đến bác sĩ thăm khám và tư vấn.
Cách Giảm Đau Nhức Khi Tập Thể Dục Thể Thao!